Làm thế nào để tăng doanh thu và đâu là cách tăng doanh số bán hàng luôn là yếu tố mà bất kỳ chủ kinh doanh nào cũng quan tâm. Thực tế cho thấy có rất nhiều cách để có thể tối ưu hiệu suất kinh doanh và tăng doanh số.
Tuy nhiên, cách áp dụng cho từng kênh bán là khác nhau, vì vậy chủ kinh doanh cần hiểu rõ và áp dụng một cách phù hợp để đảm bảo hiệu quả triển khai một cách tốt nhất. Vậy đâu và cách tăng doanh số bán hàng cho từng kênh mà chủ kinh doanh cần lưu ý? Hãy cùng
Chốt Nhanh tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Cách tăng doanh số bán hàng tại cửa hàng
Đối với nhiều mặt hàng đặc thù, kinh doanh tại cửa hàng là loại hình tối ưu và mang lại hiệu quả bán hàng tốt nhất. Tuy nhiên, không ít cửa hàng chưa thực sự nắm được những yếu tố quan trọng để tối ưu vận hành và tăng doanh số hiệu quả.
Thực tế cho thấy, khách hàng khi ghé thăm cửa hàng của bạn có nghĩa là họ đã có nhu cầu cụ thể và đến để xem, trải nghiệm thử để đảm bảo tính phù hợp. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ, không gian cũng như tối ưu quá trình thanh toán là một trong nhiều cách tăng doanh số bán hàng tại cửa hàng mà chủ kinh doanh cần lưu ý.
1.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Dịch vụ của một cửa hàng có thể hiểu là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng của mình. Hãy bắt đầu bằng việc nâng cao kiến thức và đào tạo nhân viên bán hàng thường xuyên bởi họ chính là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp và quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng và chất lượng dịch vụ.
Hãy đảm bảo là nhân viên của bạn thực sự am hiểu về sản phẩm để có thể tư vấn một cách chính xác cũng như phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là khả năng bao quát và đảm bảo cửa hàng của bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ.
Làm rõ vai trò để mỗi nhân viên đều hiểu được tầm quan trọng và những công việc mà mình phải làm để đảm bảo quy trình vận hành một cách tốt nhất cho cửa hàng của mình.
1.2 Luôn chú ý đến việc trưng bày hàng hóa
Đối với từng loại hình, ngành hàng kinh doanh thì việc trưng bày hàng hóa như thế nào là hợp lý, thu hút sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bạn có thể tập trung vào một số quy tắc chính như:
Hãy cố gắng theo dõi hành vi của từng khách hàng khi ghé thăm cửa hàng của bạn, ví dụ đâu là gian hàng mà khách hàng ghé thăm nhiều nhất, đâu là gian hàng bán chạy nhất hay đâu là gian hàng mà bạn cần ưu tiên nhất.
Dù cho mặt hàng bạn kinh doanh là gì, hãy luôn đảm bảo tính gọn gàng, sạch sẽ và thu hút để khách hàng không “chạy vội”. Bởi rõ ràng, một cửa hàng không thể chăm chút cho không gian của mình thì chắc hẳn dịch vụ và chất lượng sản phẩm cũng là điều cần xem lại.
Nếu đối với cửa hàng tạp hóa, sắp xếp hợp lý vào các kệ phù hợp là yếu tố quan trọng thì với các cửa hàng đặc thù như thời trang và mỹ phẩm hãy đảm bảo điểm nhấn và thu hút ở từng khu vực, loại hàng hóa của bạn.
Hãy đảm bảo các kệ, khu vực hàng hóa của bạn luôn gọn gàng, sắp xếp khoa học và ngăn nắp. Điều này sẽ giúp khách hàng luôn cảm thấy thoải mái cũng như tìm kiếm và lựa chọn đồ dễ dàng hơn. Việc đảm bảo tính hợp lý không chỉ giúp tăng trải nghiệm mà còn giúp bạn có thể tác động đến nhu cầu, hành vi và từ đó tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn.
Đừng quên bổ sung các banner, standee hay tag khi có các chương trình ưu đãi hấp dẫn ở những khu vực dễ thấy, thu hút với từng nhóm sản phẩm nhé. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể tăng sức mua và đảm bảo hiệu quả của từng chương trình ưu đãi trong từng dịp, sự kiện đặc biệt.
1.3 Đừng để khách hàng phải chờ đợi nữa!
Một nghiên cứu cho thấy, người Mỹ sẽ từ bỏ xếp hàng và quyết định không mua hàng nữa sau khoảng 8 phút chờ đợi và người Anh sẽ bỏ đi sau khoảng 6 phút phải chờ đợi. Chính vì vậy, đừng bao giờ để khách hàng của mình phải chờ đợi quá lâu, ngay cả khi đó là thời điểm mà cửa hàng của bạn quá đông khách hàng. Hãy cố gắng để linh động bằng cách thêm nhân sự để đảm bảo khả năng thanh toán vào những thời điểm đặc biệt đó.
Đặc biệt, đừng quá bó buộc vào một phương thức thanh toán, bởi nếu cửa hàng của bạn chỉ tập trung sử dụng một phương thức như tiền mặt, việc khan hiếm tiền mặt để trả lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và đôi khi, khách hàng cũng ưu tiên nhiều phương thức khác như chuyển khoản, quẹt thẻ hay quét QR khi không có đủ tiền mặt hay trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
Nhiều
phần mềm bán hàng
và máy POS có thể kết nối và ghi nhận giao dịch thanh toán đa phương thức giúp chủ kinh doanh có thể tối ưu hoạt động thanh toán và quản lý một cách chính xác nhất với từng đơn hàng.
2. Cách tăng doanh số bán hàng trên mạng xã hội
Với hơn 60 triệu người dùng ở Việt Nam, Facebook, Zalo và cả Instagram là những mạng xã hội giúp chủ kinh doanh có thể bắt đầu và phát triển việc bán hàng của mình một cách dễ dàng mà không tốn bất kỳ chi phí nền tảng nào. Tất nhiên là trừ chi phí quảng cáo để bạn có thể tiếp cận nhiều hơn khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn.
Là
kênh bán hàng online
phổ biến nhất đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh là vô cùng lớn, đó là lý do mà bạn cần đánh giá để có thể vạch ra rõ ràng những kế hoạch cải thiện và đẩy mạnh để hoạt động kinh doanh của mình có thể tăng doanh số bán hàng tốt hơn.
2.1 Đa dạng các chương trình ưu đãi
Việc đa dạng các chương trình ưu đãi có thể giúp bạn thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho các chương trình Marketing của bạn.
Điều này không có nghĩa là bạn nên nhồi nhét quá nhiều hay quá lạm dụng các
chương trình ưu đãi
. Hãy tập trung vào tính khả thi và đánh giá khả năng chuyển đổi của nó trong từng thời điểm và đối với từng tệp khách hàng để đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả tăng doanh thu một cách tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo một số chương trình ưu đãi đặc biệt để áp dụng cho từng thời điểm, từng chiến dịch một cách phù hợp như:
Freeship
Đổi - trả hàng miễn phí trong một khoảng thời gian
Ưu đãi tặng thiết bị hay hỗ trợ lắp đặt miễn phí
Tặng Voucher, Coupon giảm giá
Tích điểm khách hàng
Dùng thử
Mua X tặng Y
Tặng quà tri ân
Mua hàng đồng giá
Áp dụng các chương trình ưu đãi là giải pháp phù hợp để bạn có thể tăng doanh số bán hàng nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, để triển khai một chương trình hãy đảm bảo là bạn đã tính toán và dự trù chi phí triển khai cũng như lợi nhuận thu về để không bị lỗ.
2.2 Chăm sóc và tiếp cận khách hàng đúng cách
Trên thực tế, khách hàng cũ là nguồn thu chiếm tới 80% tổng doanh thu của cửa hàng và 20% còn lại đến từ các khách hàng mới. Việc chăm sóc đúng cách để biến khách hàng cũ thành khách hàng thân thiết sẽ dễ hơn rất nhiều so với tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng mới.
Bởi hiểu một cách đơn giản, họ là những người hiểu rõ về bạn, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Khi nhận được những ưu đãi hay thông tin phù hợp họ sẽ chủ động tìm đến bạn hoặc bắt đầu mua sắm mà không cần cân nhắc quá nhiều.
Đó là lý do mà việc thường xuyên chăm sóc khách hàng cũ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn có thể tối ưu quy trình này bằng các giải pháp chăm sóc khách hàng như
phần mềm CRM
để phân nhóm khách hàng và xây dựng kế hoạch chăm sóc theo những kịch bản phù hợp, tối ưu chi phí đồng thời triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả hơn qua Zalo, SMS.
2.3 Luôn chú ý đến hoạt động giao hàng
Xu hướng mua hàng của người tiêu dùng dần dịch chuyển từ offline sang online đồng nghĩa với việc quy trình giao nhận hàng hóa cũng ngày càng trở nên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc bất cập ngày càng lớn, đặc biệt là khi bạn không có một quy trình quản lý và đẩy đơn ship đồng bộ thì việc quản lý và đảm bảo quá trình giao nhận là điều rất khó.
Đừng quá phụ thuộc vào một đơn vị vận chuyển nào, bạn hoàn toàn có thể so sánh chất lượng, giá cả để đảm bảo việc giao nhận hàng hóa kịp thời và tối ưu chi phí một cách hiệu quả nhất. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và quyết định quay trở lại mua hàng ở những lần sau.
Nếu bạn đang quản lý và đẩy đơn trên các
phần mềm bán hàng online
, đây sẽ không phải là vấn đề quá khó khăn bởi bạn có nhiều sự lựa chọn đơn vị vận chuyển và quản lý chi tiết từng đơn hàng để kịp thời xử lý khi gặp vấn đề.
Tuy nhiên, nếu bạn đang tự mình quản lý đơn và vận chuyển, hãy đảm bảo về việc lựa chọn đơn vị giao hàng uy tín và thường xuyên theo dõi, cập nhật để không xảy ra bất kỳ vấn đề gì với đơn hàng của mình.
3. Cách tăng doanh số bán hàng trên sàn Thương mại điện tử
Sàn TMĐT đang dần trở thành một trong những kênh mua hàng không thể thiếu đối với người tiêu dùng, đặc biệt là các tín đồ mua hàng online. Đó là lý do mà kinh doanh trên sàn TMĐT đang dần trở thành xu hướng để chủ kinh doanh tăng doanh thu và thu hút nhiều khách hàng hơn. Vậy làm thế nào để có thể tăng doanh số bán hàng hiệu quả trên thị trường đầy tiềm năng nhưng cạnh tranh vô cùng khốc liệt này?
3.1 Tạo các ưu đãi thời gian ngắn
Trong 1-2 năm trở lại đấy, các sàn TMĐT thường duy trì các chương trình ưu đãi vào những ngày đặc biệt, 1 tháng khoảng 1 đến 2 lần nên chủ kinh doanh có thể đăng ký tham gia để tăng doanh số bán hàng cho gian hàng của mình.
Nếu không, bạn cũng có thể tự tạo ra các chương trình ưu đãi trong thời gian ngắn để kích cầu và mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho cửa hàng của mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những chương trình ưu đãi của bạn phải thực sự có giá trị để có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đừng quên những banner thật thu hút để khách hàng biết được những ưu đãi đang diễn ra ở cửa hàng của bạn và ở lại với bạn lâu hơn.
3.2 Hãy chăm chút cho gian hàng của mình
Rõ ràng, giữa vô vàn sản phẩm giống nhau, một sản phẩm hiển thị đẹp và đầy đủ thông tin sẽ thu hút bạn click vào hơn nhiều phải không? Chính vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua những yếu tố nhỏ nhưng vô cùng quan trọng như ảnh đại diện, mô tả hay đánh giá của khách hàng để tạo lập sự tin tưởng và tăng chuyển đổi khi khách hàng đã ghé thăm gian hàng của mình.
3.3 Luôn đảm bảo tồn kho
Đối với các sàn TMĐT, nếu gian hàng của bạn hủy đơn hàng do hết tồn quá nhiều sẽ khiến sàn TMĐT đó đánh giá thấp điểm và hạn chế hiển thị của bạn. Đặc biệt, đây cũng là một trong những yếu tố khiến khách hàng tránh né và không ghé thăm cửa hàng của bạn lần sau.
Vậy nên tuyệt đối đừng bỏ lỡ những cơ hội tăng doanh số bán hàng mà bạn hoàn toàn có thể nắm trong lòng bàn tay này. Nếu khi gian hàng của bạn có ít khách hàng bạn có thể kiểm soát tương đối ổn thì tại thời điểm gian hàng đã có một lượng khách hàng ổn định, hãy nghĩ đến một phương thức quản lý tối ưu và phù hợp hơn trên các phần mềm quản lý.
Một phần mềm không chỉ giúp bạn
quản lý tồn kho
của một gian hàng mà còn là nhiều gian hàng và nhiều sàn TMĐT khác nhau khi bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của mình.
Trên thực tế, có rất nhiều cách để bạn có thể tăng doanh số bán hàng cho cửa hàng của mình. Tuy nhiên, đây là những cách giúp bạn có thể tối ưu chi phí cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Chốt Nhanh hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về những điều mà mình có thể làm để cải thiện hoạt động kinh doanh và bắt đầu bán hàng đa kênh một cách hiệu quả.